Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào bạn! đây là diễn đàn mới, có thể bạn chưa có nich, vậy hãy đăng ký nhanh làm thành viên (chỉ mất 1 phút)
Nếu bạn đã có tài khoản rồi thì đăng nhập ngay nào! Làm thành viên mới được ưu tiên nhiều thứ ^^
Quên mật khẩu click vào đây

Gặp khó khăn khi đăng ký tài khoản! hãy Chat với Admin nhờ tạo nich dùm

Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Hỏi đáp Yo Shop
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 [Game] Pikachu online (Trúc xanh)
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Eej in the dream ( thật cảm động ToT)
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Cry cry T-ara
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Thủy Tiên vẫn cực "hút" với trang phục kín đáo
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 [BLOG] Ngã...
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Nhật ký của mẹ
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Cùng treo avata ủng hộ Trường Sa - Hoàng Sa - Việt Nam
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Thu cuối
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 1309443216336660343_130_130 Hỏi đáp về Box Bàn tròn Yo

 Yoofam :: YOO! PARK :: Tôn giáo :: Phật giáo ::Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn?
uke-chan.Rudo
Mod - quan lại
Mod - quan lại
uke-chan.Rudo

Vip Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 13097341321367109117_130_130
Bài gửi Bài gửi : 378
Tiền do Tiền do : 100
Tiền na Tiền na : 5774
Thích Thích : 33

Xem phòng tài sản
Huy chương:

Vật phẩm mới:

Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? Empty
Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 13094433711435707121_130_130Thu Aug 04, 2011 4:09 pm



Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? 00_d



Gần đây có người nói rằng
Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo.


Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có
từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới
bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu
về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây.

Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của
nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học giả, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài
điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật
Giáo Đại Thừa nói riêng, so với Bà La Môn Giáo.

Bà La Môn Giáo (Brahmanism) hay còn gọi là Ấn Độ
Giáo (Hinduism) là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ có từ trên 1000 năm trước khi Phật
Giáo ra đời.

Kinh Vệ Đà (Veda) xem như là cỗi gốc của Bà La Môn
Giáo và là suối nguồn của nền văn minh Ấn. Trong kinh có những bản thánh ca để
ca tụng các vị thần, như thần lửa, thần núi, thần sông ... Phần lớn ca tụng
những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ.

Toàn thể bộ kinh gồm bốn tạng:

(1) Rig Veda: thi tụng cái biết,

(2) Yajur Veda: nghi thức tế tự,

(3) Sama Veda: ca vịnh thần chú, và

(4) Atharva Veda: triển khai ý nghĩa ba bộ kinh
kia.

Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa
thần qua Nhất thần, từ Nhất thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại:
Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad).

Theo trình tự thời gian, tư tưởng Vệ Đà đã đạt tới
quan niệm một đấng Thượng Đế hữu ngã sáng tạo vũ trụ và một bản thể tuyệt đối
vô ngã làm cội nguồn chung cho vũ trụ.

Tuy
nhiên, trên đại thể, kinh Vệ Đà vẫn thiên trọng về quan niệm một đấng Thượng Đế
hữu ngã hơn.


Thời Vệ Đà Thiên Thư, dân chúng sùng bái cúng tế
để cầu xin sự trợ giúp của các thần linh, hình thức phần chính thuộc về Đa Thần
giáo.

Sang thời kỳ Phạm Thiên Thư, tín đồ chán việc tế
lễ và thờ tự nhiều Thần, nên tuyển lọc lại vài vị Thần quan trọng để phụng thờ, sau thờ một Thần là đấng Phạm Thiên (Brahma),
vị thần tối cao toàn năng, siêu việt, sáng tạo ra vạn vật vũ trụ.


Thế là đối tượng tín ngưỡng của đa phần dân Ấn Độ
chuyển từ Đa thần giáo sang Nhất thần giáo. Qua đến thời kỳ Áo Nghĩa Thư không
chỉ giới hạn trong nghi thức tế tự, mà bao gồm môn triết học cao siêu.

Áo Nghĩa Thư là những bộ kinh luận được các giáo
sĩ Bà La Môn trước tác nhằm khai triển nền giáo lý Vệ Đà trên phương diện triết
học.

Trong khi các kinh Vệ Đà chú trọng về nghi thức
thờ phụng thì Áo Nghĩa Thư muốn tìm hiểu thêm về tự ngã và tự thể của con người
và mối liên hệ của chúng với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn vật.

Nội dung căn bản của Áo Nghĩa Thư cho rằng con
người, cũng như mọi chúng sinh đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường
tịch và vô trụ như Bản thể tuyệt đối, thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã
(một linh hồn bất diệt).

Khi tự ngã của con người hay của chúng sinh chưa
hoà nhập với Bản thể tuyệt đối (Brahman, đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã), thì Tự
ngã của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Họ chủ trương
“Brahma-Atman đồng nhất” và con người giải thoát là con người hoà đồng vào bản
thể của vũ trụ. Tiểu Ngã hoà đồng với Đại Ngã vô biên trong một trạng thái hằng
hữu vĩnh cửu.
 Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn? P2
» Giá Trị Giáo Dục Phật Giáo
» Ý nghĩa lá cờ phật giáo
» Dương Thừa Lâm tươi tắn làm cô dâu
» Những vòng eo thừa mỡ của mỹ nhân Việt
Yoofam
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bạn không có quyền trả lời bài viết
Yoofam :: YOO! PARK :: Tôn giáo :: Phật giáo :: Có phải phật giáo đại thừa là bà la môn?-