Ông bác vật Tụng bảo dừng xe lại ở rãnh đất phía mặt trời lặn, vừa đưa tay chỉ cho mấy người đi theo:
- Đo từ chỗ này vào tận rặng tre bên trong đó, coi có đúng ba
trăm công không. Đo đúng thì cắm mốc, có bao nhiêu nhà cửa, mồ mả chôn
trên đó cũng đếm cho kỹ rồi báo ngay cho tao.
Cậu con trai cả tên gọi Hai Thạnh đứng bên cạnh nãy giờ bỗng lên riếng:
- Mồ mả thì cần gì đếm, bởi bao nhiêu cái cũng kệ họ, mình cứ
cho san bằng theo ý mình thôi! Bộ ba muốn đếm mả để bồi thường tiền di
dời cho người ta hả?
Ông bác vật Tụng gật đầu:
- Mồ mả là thứ linh thiêng, bảo họ dời đi khi bán đất cho mình
là chuyện đương nhiên, nhưng xem ra dân đây quá nghèo thì họ lấy tiền
đâu mà di dời mồ mả, mình phải hỗ trợ cho họ phần nào.
Hai Thạnh mạnh miệng:
- Theo con thì không hỗ trợ. Đất mình mua có hợp đồng, trong đó
có ghi rõ phần giải tỏa nhà, di dời mồ mả là của chủ bán. Vả lại theo
con thấy thì xóm này đâu phải toàn ghèo. Nghèo sao có ngôi nhà ngói to
đùng kia kìa!
Một người đi theo đoàn vội nói:
- Nhà đó tuy là nhà ngói, nhưng theo tôi biết thì qua trận dịch
tả cách đây gần năm năm, đã giết sạch người trong nhà đó cùng bà con cả
xóm, nên ngôi nhà từ ấy bỏ hoang. Xóm này đâu còn mấy người.
Hai Thạnh reo lên:
- Như vậy còn tiện hơn nữa! Ta cứ xúc tiến việc san ủi đất thôi.
Toàn mồ mả hoang cả, đâu cần bồi thường hay di dời chi cho mất công!
Ông bác vật Tụng tuy không hài lòng cách tính của con trai,
nhưng ông chỉ nhẹ lắc đầu rồi bỏ đi về hướng khác. Hôm nay ông và con
ông tới đây đo đạc khu đất vừa rồi, ngoài ra còn vài khu nữa trong kế
hoạch mở rộng điền sản và khuếch trương kinh doanh. Ông chỉ tay về phía
khu đất bên này, bảo:
- Phía này là ruộng trống, hay là ta lấy bên này để lập chợ, đở phải giải tỏa hơn.
Hai Thạnh nói liền:
- Bên kia tuy vướng nhà cửa, mồ mả nhiều nhưng thuận lợi cho
việc lập chợ hơn, lại gần sông. Ba không nhớ là xưa nay chợ của xứ mình
đều xây dựng sát bờ sông sao. Nó thuận tiện cho giao thông, cung cấp
hàng hóa. Ngoài ra nó còn hợp địa lý nữa. Con đã cho mời một thầy địa lý
tài giỏi, vừa từ Hồng Kông sang, về đây giúp mình lập hướng xây chợ.
Không chừng lát nữa lão ta cũng tới đây!
Ông bác vật cũng không bàn thêm, bởi tính ông xưa nay vậy, ít
nói và cái tâm khác đứa con trai. Vả lại, công việc mở rộng kinh doanh
lần này là ông làm cho con, chuẩn bị cho Hai Thạnh kế nghiệp mình sau
khi anh ta học xong bằng Thành chung ở Sài Gòn về.
Ra một quán nước ven bờ ngồi uống cà phê, đợi đám công nhân đo đạc trở lại, Hai Thạnh nói huyên thuyên:
- Mai mốt nơi này sẽ mọc lên một ngôi chợ bề thế với nhà lồng
chợ rộng, chứa đến vài trăm sạp hàng, hai bên là hai dãy phố lầu thuộc
loại sang nhất xứ mình! Ba để con làm cho ba coi, không ăn được chợ Ô
Môn con không là con ba!
Vừa khi đó, có một chiếc xe thổ mộ ngừng lại, Hai Thạnh reo lên:
- Ông thầy địa lý tới kìa!
Một ông thầy Tàu mặc bộ đồ lụa nút thắt quen thuộc bước tới xá
chào mọi người rồi quay sang Hai Thạnh nói liền bằng tiếng Việt khá
rành:
- Cuộc đất này đẹp lắm, nhất là phía đất bên tay trái. Tuy nhiên âm khí nơi đấy quá nặng nề, e rằng...
Hai Thạnh lớn tiếng:
- Tôi biết thế nào thầy cũng nói vậy, biết thế tôi đã có kế hoạch rồi.
Anh ta chỉ tay về phía cuộc đất:
- Có một số mồ mả, nhà cửa bỏ hoang trên đất, nhưng không sao, tôi sẽ cho ủi thành bình địa trong một vài ngày!
Quan sát một lượt bằng mắt lão thầy địa lý gục gật đầu:
- Nếu thế thì được...
Vừa khi ấy đám chuyên viên đo đạc trở về. Một người báo cáo công việc:
- Chúng tôi đo rồi, đúng là ba trăm công. Có hai chục ngôi nhà
nát, một nhà ngói bị bỏ hoang, 91 ngôi mộ lớn nhỏ và một ngôi miếu. Lời
anh ta vừa dứt thì ông thầy địa lý nói liền:
- Rắc rối là cái miếu đó!
Ông bác vật cũng quan tâm:
- Đụng cái gì thì được, chớ chùa miếu là không xong rồi, phải giữ lại thôi!
Nhưng Hai Thạnh vẫn lớn tiếng:
- Nhằm nhò gì mấy cái miếu hoang đó ba! Cùng lắm mình sẽ cúng kiến tử tế trước khi dở nó đi chớ gì!
Chợt nhớ nãy giờ mình quên giới hiệu ông thầy địa lý với cha, Hai Thạnh nói:
- Đây là thầy Gia Lợi một chầy địa lý kiêm tướng số hàng đầu ở
Hồng Kông. con rước về đây để đặc biệt lo cho cuộc đất mới của mình!
Ông bác vật chào chào lấy lệ, bởi ông vốn không thích mấy ông
thầy tướng số kể cả thầy gọi là địa lý loại này. Thấy cha như vậy nên
Hai Thạnh kéo tay ông thầy đi:
- Thầy đi với tôi vào xem tận mắt cuộc dất. Nhất là xem cái miếu hoang đó.
Ông bác vật vội nói:
- Tao không cho đụng tới chùa miếu nghe chưa! Mày có làm gì thì
làm, riêng cái miếu đó thì phải để nguyên, cần thì trùng tu thêm.
Hai Thạnh vừa đi vừa nói với lại:
- Tôi biết rồi mà!
Cùng ông thầy Gia Lợi đi sâu vào khu đất, tiến gần sát ngôi nhà ngói bỏ hoang, Hai Thạnh nói:
- Nhà lớn thế này mà lại bỏ phế, đúng là con người ta chết là
hết đâu có đem theo được gì. Bởi vậy tôi nói với ông già, còn sống thì
cứ hưởng, để mai mốt như chủ ngôi nhà này...
Ông thầy xem kỹ ngôi nhà rồi lắc đầu:
- Người xây ngôi nhà này không coi địa lý. Ai lại xây nhà mà cửa
chính lại hướng thẳng về ngôi miếu kia! Chính cái miếu đã ám, khiến chủ
nhân nhà này nếu không chết bất đắc kỳ tử thì cũng làm ăn suy sụp, nhà
luôn có tai họa.
Hai Thạnh phục quá, reo lên:
- Mới nhìn qua mà thầy đã biết hết mọi chuyện! Bây giờ nếu muốn hóa giải ngôi nhà này thì ta cứ dở bỏ ngôi miếu chớ gì?
Ông thầy lắc đầu:
- Không phải. Cái phải dở bỏ đi chính là ngôi nhà! Miếu xây thì
dễ, nhưng dở bỏ lại khó vô cùng. Ba cậu nói đúng, ngôi miếu này không dỡ
bỏ được!
Hai Thạnh bực bội:
- Vì một ngôi miếu hoang mà phải phá nguyên căn nhà, vô lý vậy!
Thí dụ như nhà mình đang ở mà bị ngôi miếu kế bên chiếu vào, mình không
làm cách nào hóa giải nó sao?
- Có cách nhưng không phải dở bỏ miếu. Miếu là nơi thờ người cõi
âm, thánh thần, mình người trần mắt thịt làm sao tự tiện dỡ bỏ được.
- Vậy cách nào?
- Cậu tính xây ngôi chợ tại khu đất này?
- Đúng vậy! Ngôi chợ khang trang kèm hai dãy phố hai bên.
- Đất này còn rộng, hay là cậu dời địa điểm về phía kia một quãng.
Hai Thạnh xua ray, lắc đầu:
- Nhất định không. Tôi nghĩ cái miếu này chẳng qua là miếu nhỏ,
do ai đó dị đoan xây nên, rồi lâu nay bỏ hoang chẳng ai thờ cúng thì
thật sự nó có còn linh thiêng gì nữa không? Nó chỉ như...
Ông thầy ngăn Thạnh lại:
- Cậu ăn nói coi chừng. Cái gì chứ đụng tới cõi âm thì không đơn giản đâu.
Ông ta ra tận ngôi miếu, rêu phong cỏ mọc phủ gần hết mái miếu, nhìn ngắm một hồi, rồi trở vào nói:
- Ngôi miếu này lập lên để thờ oan hồn, nhưng lâu nay không ai
cúng kiến, tuy nhiên, chẳng hiểu sao âm khí còn nặng nề lắm. Tôi e...
Hai Thạnh rất cực đoan:
- Ông nói e này e nọ nãy giờ mấy lần rồi, vậy ông có còn là thầy tướng số nữa không? Thầy sợ mấy hồn ma à?
Bị chê, lão ta hơi phật ý, nhưng vẫn giữ vẻ điềm nhiên:
- Chuyện cũng phải từ từ tính. Bây giờ ý cậu muốn gì?
Thạnh đáp dứt khát:
- Muốn thầy triệt hạ ngôi miếu đó ngay!
Ông thầy trầm ngâm một lúc, rồi đột ngột bước đi, không nói tiếng nào. Thạnh phải gọi theo:
- Thầy! Thầy sao vậy?
Nhưng ông ta không trả lời, cũng không quay lại, đi một nước ra lộ cái, đón xe thổ mộ đi luôn.
Hai Thạnh bực dọc, nói trổng:
- Được rồi, để coi thằng này làm có được không!
Hai Thạnh bàn với mấy tay bặm trợn trong một quán nhậu ngoại ô:
- Tụi bay dám làm chuyện đó không?
Tên Tám Bò ực xong ly rượu, nói to:
- Nhằm nhò gì ba cái miếu hoang đó! Được rồi, miễn là thầy Hai
chi cho tụi này kha khá một chút, nhậu cho đã đời một chút là xong ngay!
Móc ngay ra hai tờ giấy bạc. Hai Thạnh đặt xuống bàn:
- Đây chỉ là tiền bôi trơn thôi, làm xong tụi bay sẽ có gấp mười lần nữa!
Nhìn thấy rõ hai tờ tiền mệnh giá lớn, cả bọn bốn người đều đồng thanh:
- Hoan hô thầy Hai chơi sộp! Tụi này làm liền tối nay cho thầy coi!
Thạnh bàn cụ thể:
- Cái miếu đó nhỏ, nhưng xây bằng gạch, tụi bay phá nhưng không được đập, mà làm cách nào đó kéo cho nó đổ. Có cách nào không?
- Ờ, thì...
Tám Bò vỗ đùi:
- Được rồi, để tôi đem hai con trâu tới, cột dây xích rồi cho nó kéo mạnh thì cái gì mà không đổ!
- Nghe được đó. Vậy thì uống hết đi rồi chuẩn bi. Tao sẽ ra lộ
ngồi trên xe chờ, một giờ sau tụi bay làm xong ra báo cáo kết quả!
Tám Bò quay sang mấy tên đàn em:
- ';';Dô';'; hết rồi đi tụi bay!
Bọn chúng rầm rộ kéo nhau đi, Hai Thạnh cũng bước theo nhưng về hướng khác. Vừa đi hắn vừa làu bàu:
- Có gì đâu mà ngại với ngùng! Hai Thạnh này đã muốn là làm mà.
Trong khi đó, khoảng nửa giờ sau thì nhóm của Tám Bò đã có mặt
tại hiện trường. Bọn chúng gồm sáu đứa, thêm hai con râu cộ. Sau khi
quan sát kỹ, Tám Bò hạ lệnh:
- Cột dây thừng vào cổ trâu, đầu kia thì choàng qua hết cái miếu
nhỏ, hễ tao hô kéo thì thằng Hai Hùm ra roi mạnh cho hai con trâu chạy
tới. Cái miếu nhỏ này ta nghĩ giật một cái là sập ngay thôi!
Mấy tên đàn em làm y theo lời, chúng còn phụ đẩy chiếc cộ trâu tới. Sau tiếng hô ';';kéo';';, chúng đồng loạt hô theo:
- Kéo.
Một tiếng rống thật to, bỗng nhiên hai con trâu kêu lên rồi ngã
bật ra, khiến chiếc cộ trâu ngã lăn theo, mấy tên đẩy hai bên và tên Hai
Hùm ngồi trên cộ đều bị bắn tung lên trời. Đứng ngoài nhìn thấy hết,
Tám Bò hốt hoảng:
- Sao vậy?
Hắn chạy tới thì trố mắt kinh ngạc khi nhìn thấy cả hai con trâu đều ngẹo đầu sang bên, miệng trào máu:
- Trời ơi!
Cả mấy tên kia cũng tình trạng như vậy, đứa nào cũng hộc máu và
nằm bất động! Tám Bò hoảng quá, hắn nhìn lại ngôt miếu thì thấy nó vẫn
con nguyên như thách thức. Không dám lưu lại đó giây nào, Tám Bò nhanh
chóng chạy trở ra lộ cái. Hai Thạnh ngồi trên xe từ xa đã hỏi lớn:
- Xong chưa?
Tám Bò mặt xanh dờn, vừa thở dồn dập vừa đưa tay chỉ ra sau:
- Ngôi... ngôi miếu đó...
Hắn nói bị đứt quãng, bởi cơn sợ hãi đang làm cho cổ họng hắn nghẹn lại. Hai Thạnh sốt ruột:
- Sao rồi?
- Chết, Chết hết rồi!
Tám Bò chỉ nói được mấy tiếng đó rồi ngồi phịch xuống đất. Khiến cho Thạnh càng hoảng hơn:
- Chuyện gì đã xảy ra?
Tám Bò lặp lại, rõ ràng hơn:
- Tụi nó sáu thằng, đã... chết hết rồi!
- Sao?
Không nói gì thêm, Tám Bò chỉ đưa tay về phía bãi đất hoang.
Thạnh sốt ruột nên không đợi dẫn đường, anh ta chạy thẳng tới nơi thấy
trước mặt hắn là cảnh tượng kinh hoàng mà thoạt nhìn hắn đã hồn phi
phách tán đứng như trời trồng một lúc lâu.
Cũng may là số tay em của Tám Bò không đứa nào chết chỉ có hai
con trâu là phải đền tiền để người ta xẻ thịt. Hai Thạnh chỉ dám hỏi nhỏ
mấy tên nằm dưỡng thương:
- Tụi bay bị ai làm gì vậy?
Cả mấy tên đều nói:
- Có thấy cái gì dâu. Tụi này vừa hô kéo một cái thì đã bị hất tung lên trời, khi ngã xuống thì ngất đi.
Thạnh hỏi Tám Bò:
- Theo mày thì chuyện đó là gì? Có phải... cái miếu hiển linh không?
Tám Bò vẫn còn sợ hãi:
- Tôi không biết. Chỉ có điều là vụ này thôi đi, tụi tôi xin rút lui.
Thạnh rút ra thêm một xấp tiền:
- Tao trả tụi bay gấp đôi, làm không?
Tám Bò đưa mắt nhìn mấy tên đàn em, chúng thảy đều lắc đầu. Dĩ nhiên Tám Bò đâu dám:
- Tụi này chịu thua. Đụng tới chùa miếu thì xin không dám!
Chúng dù còn yếu mà cũng đứng lên cùng rút lui một lượt. Hai Thạnh bất nhẫn, than trời:
- Kiểu này thì hư bột hư đường hết!
Hắn ta định leo lên xe thì đã thấy một chiếc xe lôi ngừng lại, lão thầy địa lý Gia Lợi xuất hiện thật bất ngờ:
- Biết thế nào cậu cũng ở đây, nên tôi tới thẳng từ bến xe.
- Mấy hôm nay ông bỏ tôi một mình, sao nay lại đổi ý rồi?
Ông thầy nghiêm giọng:
- Tôi trở xuống đây không phải để giúp cậu dở ngôi miếu, mà vì một chuyện khác. Tôi muốn cứu cậu khỏi một vụ còn dữ hơn.
Ông ta bước hẳn lên ngồi trong xe hơi của Thạnh mà không đợi mời.
- Cậu vào đây rồi tôi nói chuyện này. Quan trọng lắm.
Ông ta đưa ra một tờ báo chữ Hoa, vừa nói:
- Đây là một tờ báo chuyên về chuyện tâm linh, xuất bản ở Hồng
Kông mà một người bạn tôi mới gửi qua, nó có liên quan tới câu chuyện về
một ngôi miếu.
Nghe tới chuyện này, Hai Thạnh quan tâm ngay:
- Sao? Có giống ngôi miếu ở đây không?
- Giống.
Câu trả lời của ông ta khiến Thạnh giật mình. Cùng lúc, ông đưa
cho Thạnh xem bức ảnh in kèm theo trong bài báo. Vừa nhìn thấy thì Thạnh
đã kêu lên liền:
- Nó đây mà!
Ngôi miếu nhỏ trong ảnh giống hệt cái miếu hoang mà Thạnh đang
quan tâm. Giống từ hình dáng cho tới màu sắc rêu phong và đặc biệt là
hàng chữ số 1958 khắc trên cửa miếu nữa. Như vậy thì đúng là ngôi miếu
ấy rồi! Không biết chữ Hoa nên Thạnh hỏi:
- Trong bài này người ta viết cái gì vậy?
Ông thầy nhìn Thạnh một lúc rồi mới nói:
- Tôi hỏi thật, cậu có tin chuyện tâm linh ma quỷ hay không?
Hai Thạnh hơi bị khựng. Anh ta từ nào đến giờ rất bướng bỉnh,
không hề tin chuyện gọi là hồn ma bóng quế, tuy nhiên kể từ đêm đám đệ
tử của Tám Bò bị cú sốc khi kéo ngôi miếu thì anh ta hơi có phần nao
núng. Giờ nghe hỏi, phải mất gần nửa phút anh ta mới đáp:
- Có, nhưng một phần thôi.
Lúc này, ông thầy mới giải nghĩa nội dung bài viết:
- Trong bài này, tác giả kể lại một câu chuyện được nghe từ một
người bà con ở Chợ Lớn của xứ này. Người đó kể rằng vào một chuyến đi
thăm chùa ở miệt núi Sam, khi đi ngang qua vùng của cậu đây, bà ấy vô
tình xuống xe đi tiểu tiện bên bờ ruộng.. Khi về nhà bỗng vào nữa đêm,
bà ta thấy có một người phụ nữ mình mẩy dính đầy máu và bùn đất, nói
rằng bà ấy bị chôn vùi trong một hố huyệt của ai đó và chết thê thảm,
rồi do bị kẹt trong huyệt lạ nên hồn không siêu thoát được, nay xin được
cứu giúp bằng cách cúng cho một lễ. Mà phải cúng tại đúng chỗ miếu, ở
gần chỗ bà ấy đi tiểu tiện. Người này thức dậy và nhớ lại. đúng là mình
có đi tiểu tiện, nhưng không nhớ chỗ. Đêm sau, vẫn người đàn bà kia lại
hiện về, chỉ chỗ thật rành mạch và bảo người nọ phải tới ngay bởi chỗ đó
sắp có một đại dịch nếu tới không kịp thì đại dịch đó sẽ cướp đi sinh
mạng nhiều người, cả vong hồn của bà ta nữa. Mà như vậy thì vĩnh viễn bà
ấy sẽ không thể siêu thoát!
Ông thầy ngừng kể một lúc để thở, bởi ông say sưa kể quên cả mệt. Lát sau ông tiếp:
- Người nằm mơ nói rằng đáng lẽ bà ta đã đi ngay ngày hôm sau,
nhưng do có đứa con bệnh nặng bất ngờ nên phải một tuần sau nữa, bà mới
đi tới chỗ được hướng dẫn. Tới nơi thì mới hay cả ngôi làng đó đã bị bỏ
hoang sau trận dịch tả tràn qua, giết gần sạch người trong làng! Không
dám lưu lại đo lâu, bà chỉ kịp nhìn thấy một ngôi miếu nằm bên cạnh ngôi
nhà gần làng, có cả dòng chữ số 1958 như lời hướng dẫn, sẵn dem theo
máy ảnh bà ấy chụp ngay ảnh ngôi miếu rồi ra về với sự hối hận vô cùng.
Hai Thạnh xen vào hỏi:
- Như vậy ngôi miếu ấy thờ người đàn bà chết dưới huyệt?
Ông thầy lắc đầu:
- Theo bài viết này thì không phải vậy. Bởi đêm sau nữa, thì
vong hồn của người chết lại hiện về. Lần này bà ta khóc lóc dữ lắm, nói
rằng số của mình phải chịu hẩm hiu, chỉ mong được giúp lần nữa, đó là
hãy lấy giùm cốt của bà lên khỏi huyệt lạnh, ngôi mộ đó ở cảch miếu một
trăm bước chân, bên cạnh một cây me lớn, mộ không có bia, nhưng đào
xuống sẽ thấy một bộ hài cốt, trên cổ tay còn đeo cái lắc vàng có khắc
chữ Jacqueline Liễu. Rồi đem mai táng một nơi khác. Hỏi tại sao phải làm
vậy thì vong hồn người chết nói rằng bà ta bị hai oan hồn trấn giữ cái
miếu kia canh ngày đêm, không cho đầu thai!
Nghe giải thích xong, Thạnh chán nản hỏi:
- Bài viết này cũng đã nói được điều gì liên quan đến việc làm sao mình triệt hạ được nó?
Ông thầy lắc đầu:
- Cậu vẫn chưa chịu hiểu, có lẽ tôi chưa nói đoạn kết của chuyện đó. Đoạn này có nên quan tới một tai họa cho ai đó ở vùng này.
Rồi ông ra lật ra trang cuối của tờ tạp chí, đọc phần tiếp của bài:
- Hồn người chết nói rằng nếu bà ta được cứu trước khi trận dịch
xảy ra thì bà ta đã kịp báo động cho dòng họ của mình tránh được chuyện
trả thù hết kiếp này sang kiếp khác của hai hồn ma trú trong ngôi miếu
đó.
- Trả thù kiếp này sang kiếp nọ là sao?
Người ta gọi đó là những mối thù truyền kiếp. Các oan hồn thường
làm điều này, bởi đối với họ kẻ gieo thù oán phải trả trong nhiều kiếp
mới hết!
Nghe hết câu chuyện, Hai Thạnh lại nhìn lần nữa ảnh ngôi miếu. Hắn ta lẩm bẩm:
- Chuyện truyền kiếp gì đó lại xảy ra ngay tại làng này chăng?
Anh ta nói:
- Ba tôi ở nhà biết chữ Hoa, hay là ông cho tôi mượn tờ báo này đem về cho ông ấy đọc.
Ông thầy gật đầu:
- Tặng luôn cho ông thân của cậu cũng được. Riêng cậu, tôi có lời khuyên thế này, hãy bỏ ý định triệt ngôi miếu đi.
Thạnh mời lão ta về nhà mà không vừa lòng với lời khuyên vừa rồi. Anh gặp ngay ông bác vật, đưa cho ông:
- Có một bài báo ở Hồng Kông người ta viết về ngôi miếu trong miếng đất mình mới mua. Ba xem thử coi.
Biết tiếng Hoa rất khá, bởi ông đã từng đi học và làm việc nhiều
năm ở Hồng Kông, Thượng Hải vào những năm còn trẻ. Vừa cầm tờ báo lên,
ông đá bị cuốn hút vào câu chuyện. Khi đọc đến một đoạn, ông bỗng thảng
thốt kêu lên.
- Cô Út mày đây mà!
Cả Thạnh và ông thầy địa lý đều ngẩn ngơ. Thạnh hỏi:
- Ba nói cô nào?
- Cô Liễu của con! Trời ơi, đã gần bốn chục năm rồi ba đi tìm mà không gặp nó, nay lại gặp ở đây.
Giọng ông run run và thất thần ngồi phịch xuống ghế trường kỷ. Thạnh ngạc nhiên quá đỗi:
- Ba nói cô Liễu, mà cô ấy là ai? Sao từ nào đến giờ con không nghe nói bao giờ?
Chỉ tay vào tờ báo, ông xúc động:
- Người tên Jacqueline Liễu trong bài này chính là cô út của
con, người em gái mà ba bị thất lạc trong chiến tranh. Jacqueline Liễu
là chính nó chớ không ai khác, bởi cái tên này do chính ông nội con đặt
cho. Bà nội con sinh cô Liễu ra chưa được một tuổi thì một hôm lọt vào
giữa trận càn của lính Pháp, bà con bị chúng bắn chết, còn cô út thì mất
tích luôn từ đó! Trời ơi...
Thạnh vẫn cố chứng minh là không phải:
- Ba chưa gặp mặt, chỉ có cái tên giống thôi thì lấy gì làm chắc đó là người nhà của nình? Lỡ trùng tên thì sao?
Ông bác vật quả quyết:
- Tên có thể trùng, nhưng việc khắc tên lên mặt dây chuyền vàng
thì không thể có hai người giống nhau. Dây chuyền đó do chính bà nội con
nhờ thợ khắc, ba có nhìn thấy và nhớ rất rõ.
Rồi ông quay sang hỏi lão Gia Lợi:
- Ông có biết người nằm mơ trong câu chuyện này ở Chợ Lớn mà tại đâu không?
- Cũng không rõ, nhưng đi tìm thì cũng có thể tìm ra.
Ông bác vật mừng rỡ:
- Ông giúp giùm tôi đi, tôi cần tìm lại cô ấy lắm!
Thạnh nói một câu khiến cho cha mình thất vọng:
- Bà ta chết mất xác rồi, tìm đâu ra!
Tuy nhiên lão thầy Gia Lợi lại nói khác:
- Chẳng phải như trong bài viết nói rằng người nằm mơ sau đó đã về xứ này và tìm ra nơi chôn cất bà kia ư?
Ông bác vật reo lên như đứa trẻ:
- Không cần đi tìm đâu xa. Tại sao mình không theo lời chỉ của
oan hồn cô út con, ngôi mộ dưới gốc cây me, cách ngôi miếu vài chục
bước. Phải rồi, ta tới nơi đó sớm đi.
Ông gọi thêm gần chục gia nhân, rồi không đợi Thạnh tán thành,
ông cùng ông thầy số đi trở lại đó. Họ tìm thấy cây me không khó, tuy
nhà cửa ở khu đó đã không còn; nhưng cây me cổ thụ hết trái thì vẫn còn
nguyên. Chung quanh gốc cây có bốn ngôi mộ, không ngôi nào có mộ bia.
Sau khi bàn, ông bác vật nói với mấy tên gia nhân:
- Cứ tuần tự đào, ngôi mộ gần gốc cây nhất trước, rồi tới ba ngôi kia, đào cho kỹ!
Tuy có hơi chùn tay, nhưng vì có mặt chủ ở đó nên người phu vẫn phải ra sức đào. Một lát sau, một người kêu lên:
- Ngôi mộ này quan tài không có nắp!
Họ cuốc thêm chục nhát nữa thì lòi nguyên phần trên quan tài ra,
trong quan tài không có hài cốt, chỉ còn lại vài vật dụng linh tinh.
Người thứ hai nhận xét:
- Mộ này bị kẻ trộm đào trước đây rồi!
Bỗng ông thầy lên tiếng:
- Có thể đúng là ngôi mộ này. Bà nằm mơ trong truyện kể đã tới đây lấy cốt đem đi rồi cũng nên!
Ông bác vật thất vọng:
- Ta chậm rồi.
Bỗng một người đào mộ reo lên:
- Có sợi dây chuyền kìa!
Anh ta chụp lấy liền. Vừa lúc ông bác vật quát lớn:
- Không được lấy!
Ông nhanh tay giật lại, đưa lên xem và reo lên:
- Đúng là nó rồi, moi người xem đây, tên của em tôi.
Trên mặt dây chuyền vàng có khắc hai chữ Jacqueline Liễu con rất rõ nét. Ông thầy bảo:
- Có lẽ quá vội hoặc không con bình rĩnh khi bốc mộ nên họ để rơi lại sợi dây chuyền. May cho ta!
Ông bác vật nói để đám gia nô yên tâm:
- Để rồi tao cho tụi bay số tiền bằng hoặc hơn trị giá sợi dây
chuyền này. Còn đây là vật kỷ niệm của em gái tao, không thể để mất
được!
Lúc đó trời đã bảy tám giờ đêm rồi, chung quanh vắng tanh, tối
mịt nên không ai thấy họ. Cho đến lúc họ rời khỏi đó cũng lặng im. Chỉ
có ở ngôi miếu bất chợt lóe lên một ngọn lửa xanh lè, lúc mờ lúc tỏ.
Cũng may bọn người kia không nhìn thấy.
° ° °
Chưa bao giờ ông bác vật có được niềm vui như vậy.
Khi ông trở về nhà thì không có Hai Thạnh ở nhà, nên ông thoải mái ngồi
xuống bộ trường kỷ, xem ngắm lại thật kỹ sợi dây chuyền vừa lấy được.
Ngoài dòng chữ tên ra, ở mặt sau còn có hai hàng chữ nhỏ nữa: Tụng tức
Tùng, Đỗ tức Hăngry và Liễu, ba đứa con nhà họ Phạm.
- Đúng rồi. Tụng là ta, Đỗ là chú ruột con, cũng bỏ nhà đi mất
từ mấy chục năm nay không có tin tức gì, còn Liễu là con út, là nó!
Không còn nghi ngờ gì nữa, người chết mang sợi dây chuyền này là Jacqueline Liễu!
- Chào người nhà họ Phạm!
Ông Tụng bật đứng dậy, vừa lúc như bị ma lực đẩy mạnh, khiến ông phải ngồi yên. Giọng nói lại tiếp tục:
- Đâu có gì phải vội, ông Phạm Bảo Tụng.
- Cô... cô là ai? Cô là...
- Ông không thể thấy được tôi, nhưng tôi thì thấy rõ ông và cả thằng con trai sắp về tới của ông nữa!
Rồi ông Tụng có cảm giác như ai vừa ngồi xuống bên cạnh mình,
hơi lạnh kỳ lị từ người này tỏa ra khiến cho chỉ trong nháy mắt toàn
thân ông lạnh như băng!
- C... ô...
Ông Tụng chỉ phát ra được có bấy nhiêu rồi cảm thấy như nghẹt thở, như đang bị ai đó bóp cổ.
- Kìa ba... Ba sao vậy?
Hai Thạnh từ ngoài cửa lao nhanh vào kịp chạm vào người của ông Tụng thì ông đổ xuống, như trái mít rụng.
- Ba!
Có một luuồg khí lạnh phả vào mặt của Thạnh, khiến anh ta choáng váng, lảo đảo.
Khoảng nửa giờ sau...
Cả hai cha con tỉnh lại cùng lúc. Thạnh có sức khỏe hơn nên hắn lên tiếng trước:
- Ba bị sao vậy? Nếu con vào không kịp thì ba đã... ngạt thở!
Ông bác vật Tụng nhớ lại chuyện vừa rồi và hỏi lại Thạnh:
- Con gặp ai không?
- Đâu có ai!
- Có! Họ muốn giết ba, cũng may là nhờ có con. Họ là hai người,
mà là hai cô gái. Ba tuy không nhìn rõ mặt nhưng chắc là họ còn trẻ.
Vừa lúc đó, bỗng Thạnh kêu lên:
- Tờ báo tiếng Hoa sao vậy nè?
Tờ báo có bài viết về chuyện Jacqueline Liễu và ngôi miếu hoang,
chẳng hiểu ai đã cắt thật gọn mất tấm ảnh ngôi miếu, và dưới cái tên
Jacqueline Liễu được gạch bằng mực đỏ nổi bật lên.
Ông Tụng thảng thốt:
- Đúng rồi. Hai cô gái đó đang ở trong ngôi miếu!
Thạnh nghe nhắc tới ngôi miếu thì tỏ ý ngại, nhưng vẫn ương ngạnh:
- Con vẫn quyết phải triệt hạ cái miếu! Phải làm ngay để mình con kịp xây chợ chớ!
Ông Tụng thì lộ vẻ sợ hãi:
- Ba xin con, hãy bỏ ý định đó đi. Rồi ba sẽ mua cho con miếng
đất khác rộng hơn, ngon hơn. Ba muốn xây cho cô út con một nhà mồ ở đó.
Xong thì trùng tu lại miếu của hai cô gái lạ. Ba biết, mặc dù giữa họ và
cô út con có một hận thù gì rất sâu đậm, nhưng ba nghĩ với việc làm của
ba thì có hy vọng hòa giải được hận thù giữa họ.
Thạnh hùng dũng đứng ậy, nói dứt khoát:
- Con sẽ làm theo ý mình.
Nhưng anh ta bước chưa được mấy bước thì bỗng người bị nhấc bổng
lên trời và cứ thế lơ lửng trên không mà chẳng thấy dây cột hay móc
tre. Thạnh la bài hải:
- Bỏ tôi xuống! Bỏ tôi...
Có những riếng bốp chát vang lên, như có ai đang đánh mạnh vào
hai bên má hắn, khến hắn cứ lắc qua lắc lại và sau một hồi thì máu từ
trong mép hắn tuôn ra!
Ông Tụng hoảng hốt, van xin:
- Tôi lạy các oan hồn, xin tha mạng cho nó, nó là đứa con ngỗ
nghịch, quen thói ngang tàng vậy chớ còn dạy được. Xin để tôi dạy nó và
bỏ ngay ý định xằng bậy kia đi! Tôi xin hứa sẽ làm theo tâm nguyện. Tôi
có chết cũng làm.
Thạnh rớt xuống sàn như bị ném, nhưng anh ta vẫn còn lên tiếng được, dù có biểu hiện đau đớn:
- Tôi xin... xin chừa! Tôi xin..
Hắn gục xuống ngất đi.
Ông Tụng cố gắng đứng lên và lê bước về phòng riêng, nhưng khi
ngang qua phòng của Thạnh, ông nhìn vào và giật mình! Trong phòng đang
có hai bóng người con gái đứng song hàng, nhưng chỉ có thân mà không có
đầu và mặt!
Tuy nhiên, vẫn có tiếng phát ra từ họ:
- Tôi là Ánh Hồng!
- Tôi là Xuân Hằng!
- Hai chúng tôt là nạn nhân của hai người em của ông từ mấy chục
năm trước. Nay tuy họ đều đã đền mạng, nhưng dòng họ Phạm của ông vẫn
còn lại hai người mà chúng tôi chờ từ hơn mười lăm năm rồi, nay mới có
dịp làm nốt ý nguyện!
Ông Tụng thay vì sợ bỏ chạy, lại đứng khựng lại, rồi từ từ quỳ xuống, giọng thành khẩn:
- Tôi tuy không tham gia vào tội ác của các em mình, nhưng dẫu
sao thì cũng đáng chết. Tôi xin chịu hình phạt. Chỉ có điều thằng con
tôi tuy lỗ mãng, bất kính, nhưng dòng họ Phạm này không còn ai nối dõi,
vậy rất mong quý cô nương thương tình, tha mạng cho nó, muốn sai khiến
làm gì cũng được!
Một trong hai cô tặc lưỡi:
- Thằng này thì khó tha, ông không nghe nó vẫn hung hăng đòi san
bằng miếu của tụi tôi đó sao? Hắn ta có dòng máu giống với chú và cô
hắn hơn là giống ông, nếu để hắn sống thì liệu gia sản của ông có còn
giữ được không?
Hơn ai hết, ông Tụng hiểu điều đó, nhưng làm sao ông dửng dưng trước sự an nguy của con. Nên ông vẫn cố năn nỉ:
- Mạng tôi đây các cô muốn lấy lúc nào cũng được, chỉ xin...
Một giọng the thé cất lên:
- Không nói nhiều, hãy làm đi!
Thân thể đang nằm bất động của Thạnh bồng lao vút đi trong tư thế nằm sấp, phúc chốc không còn thấy bóng...
Buồn vì chuyện mất tích của Hai Thạnh, nhưng ông Tụng vẫn giữ y
lời hứa của mình. Ông bắt đầu cho trùng tu lại ngôi miếu hoang. Trước
khi tến hành, ông cẩn thận đặt một con heo quay lớn cùng nhiều hoa quả
trước miếu, cúng và vái rất thành khẩn:
- Mạng già của tôi dẫu sau đây có bị bắt đi, nhưng lời đã hứa
thì tôi xin giữ. Hôm nay tôi xin phép cúng hai cô và được trùng tu ngôi
miếu này. Tôi sẽ giữ nguyên ngôi miếu nhỏ này, chỉ xây trùm bên ngoài
một ngôi miếu lớn, khang trang hơn, và cũng xin phép được ghi danh hai
cô trên bài vị thờ trong miếu. Nếu đồng ý thì hai cô giáng xuống điều gì
đó để tôi biết mà làm theo.
Ông vừa dứt lời bỗng con heo quay đang đặt trước miếu vụt bay
lên, rồt biến đi mất trước sự ngạc nhiên của mọi người! Chỉ còn lại số
hoa quả. Chừng như hiểu ý, ông Tụng lại vái:
- Nếu hai cô không đồng ý cúng đồ mặn thì tôi xin thay bằng hoa quả.
Ông cho người chạy đi mua thêm nhiều trái cây và cúng vái lại
lần nữa. Quả nhiên, lần này nhang cháy cho đến tàn mà không xảy ra
chuyện gì.
Mười ngày sau, một ngôi miếu mới được hình thành. Đứng ngắm nhìn ngôt miếu mới, ông Tụng hài lòng lắm, ông thầm khấn vái:
- Tâm nguyện của tôi đã hoàn thành, vậy nay không còn gì để
luyến tiếc nữa tôi xin với hai cô một điều thôi, cho phép tôi được về
nhà, nằm trong phòng riêng và chờ chết. Tôi muốn được chết trong nhà
mình.
Ông vái xong lãng lẽ bước đi. Ông ta về nhà và làm đúng như lời
đã nói. Nhưng nằm chờ hoài đến chiều, rồi đêm và mãi cho đến sáng ngày
mai vẫn
không có điều gì xảy ra cả! Vừa muốn ngồi dậy thì chợt ông nghe tiếng ai văng vẳng:
- Ông là người duy nhất trong dòng họ có thể sống để làm điều tốt đẹp.
Từ ngày hôm đó, người quanh vùng bỗng nhìn thấv một người lớn
tuổi, từ sáng cho đến chiều tối, lặng lẽ cầm chổi quét lá chung quanh
ngôi miếu. Ông cũng ngày ngày nhang khói, cúng vái như vai trò của của
một ông từ giữ miếu. Người đó chính là ông chú vật Tụng!
Ai hỏi ông tại sao làm vậy thì ông cười và nói:
- Còn sống ngày nào thì nên làm điều thiện cần làm. Làm gì sẽ gặp nấy thôi.
Và càng lạ hơn, ngày hôm sau nữa, chỗ dưới gốc cây me già bỗng
hiện ra một mộ huyệt mới xây nhưng để trống không chôn ai trong đó.
Nhiều ngườl thắc mắc không hiểu ai xây và xây để chôn ai. Chỉ mình ông
Tụng là hiểu. Ông thường đứng trước mộ huyệt và nói thầm:
- Anh em, con cái tôi làm ác, làm bậy nên chết không có mồ chôn
là đúng. Phần mộ này có lẽ họ dành cho tôi khi nằm xuống. Xin cám ơn
vong hồn hai cô.
Ông Tụng sống đến hơn mười năm sau mới chết. Và đúng như lời
ông, khi ngưới ta liệm xác ông và quan tài, chưa kịp di quan thì bỗng
quan tài biến mất!
Chiều hôm đó có người phát hiện quan tài ông đã được ai đó đặt vào huyệt mộ.